Sức khỏe con người đang rất được quan tâm hiện nay, việc tìm hiểu về chỉ số BMI là gì? vai trò của chỉ số BMI trong việc xác định tình trạng cân nặng của bản thân trong tương quan với chiều cao để có cách chăm sóc tốt cho sức khỏe là điều cần thiết.
Chỉ số BMI được áp dụng rộng rãi để kiểm tra tình hình sức khỏe, kiểm tra cân nặng cũng như kiểm tra mức độ béo phì của mọi người. BMI không thể giúp chúng ta tính chuẩn xác chỉ số mỡ thừa của cơ thể nhưng dựa vào đó mỗi người có thể tự điều chỉnh và thay đổi lối sống cùng chế độ ăn uống để có một cơ thể khỏe mạnh hơn. Bạn muốn tìm hiểu kỹ hơn về BMI của cơ thể thì hãy tham khảo bài viết sau đây nhé.

Chỉ số BMI là gì?
Chỉ số BMI là viết tắt của Body Mass Index hay còn gọi là chỉ số khối cơ thể, chỉ số thể trọng là một công cụ thường được sử dụng để đo lượng mỡ trong cơ thể con người. Chỉ số BMI chuẩn được tính dựa vào chiều cao và cân nặng và được áp dụng cho nam và nữ trưởng thành.
Tính BMI cơ thể có tác dụng gì ?
Chỉ số BMI có vai trò rất quan trọng giúp xác định tình trạng thiếu cân, thừa cân hay bình thường của mỗi người. Tuy nhiên có thể thấy phương pháp tính BMI không giúp ta tính được lượng chất béo có trong cơ thể.
Khoa học đã chứng minh chỉ số BMI và lượng mỡ trong cơ thể có liên quan với nhau nhưng không tính được chính xác bạn có bao nhiêu mỡ thừa do còn phụ thuộc vào nhiều yếu tố khác như độ tuổi, giới tính và chế độ ăn uống cũng như tập luyện thể dục thể thao hằng ngày. Phụ nữ thường có nhiều mỡ thừa hơn nam giới, người già cũng sẽ có nhiều mỡ trong cơ thể hơn người trẻ và người tập luyện thể thao lượng mỡ thừa cũng giảm hay ít đi rất nhiều.
Cách tính cân nặng chuẩn dựa trên BMI và cách đánh giá chỉ số BMI của cơ thể
Sau đây sẽ là cách tính cân nặng chuẩn dựa trên BMI và cách đánh giá cân nặng của bản thân thông qua chỉ số BMI cơ thể.
- Cách tính BMI
Công thức tính cân nặng chuẩn dựa trên chỉ số BMI tương đối đơn giản, chỉ dựa vào 2 chỉ số là chiều cao và cân nặng :
BMI = Cân nặng/ [(Chiều cao)2 ]
Trong đó chiều cao cơ thể được tính bằng mét và cân nặng tính bằng kilogam.
Chỉ số BMI không áp dụng cho phụ nữ đang mang thai, các vận động viên và người tập thể hình.
- Cách đánh giá thông qua chỉ số BMI
Đối với người lớn từ độ tuổi 20 trở lên sẽ sử dụng bảng phân loại chuẩn sau đây để đánh giá thông qua chỉ số BMI nữ và chỉ số BMI của cả nam giới.
- BMI <16: Gầy độ III
- 16 ≤ BMI < 17: Gầy độ II
- 17 ≤ BMI < 18.5: Gầy độ I
- 18.5 ≤ BMI < 25: Bình thường
- 25 ≤ BMI < 30: Thừa cân
- 30 ≤ BMI < 35: Béo phì độ I
- 35 ≤ BMI < 40: Béo phì độ II
- BMI> 40: Béo phì độ III

Những yếu tố làm ảnh hưởng đến trọng lượng của cơ thể
Một số những yếu tố ảnh hưởng đến cân nặng của bạn như sau:
- Lượng calo dư thừa: Cơ thể cần bổ sung đủ calo để đáp ứng nhu cầu năng lượng hàng ngày tuy nhiên khi bạn cung cấp lượng calo quá nhiều gây ra tình trạng dư thừa sẽ được lưu trữ dưới dạng chất béo và bổ sung quá nhiều calo cho cơ thể dẫn đến tình trạng thừa cân, béo phì.
- Tuổi cao: Cân nặng của bạn sẽ tăng thêm khi bạn trở nên già đi.
- Yếu tố về gen di truyền: một số trường hợp bị rối loạn về gen di truyền dẫn đến tình trạng cơ thể béo phì.
- Quá trình mang thai: trong giai đoạn thai kỳ mẹ bầu thường sẽ bị tăng cân và sau khi sinh con, người phụ nữ thường không thể giảm số cân nặng về mức bình thường trước khi mang thai được.
Ngoài các yếu tố về cơ địa hay trong thai kỳ thì bạn có thể chủ động kiểm soát lượng calo nạp vào cơ thể của mình để giữ cho chỉ số BMI ở mức bình thường tránh dư thừa BIM hay thiếu BIM gây ảnh hưởng đến sức khỏe sau này.
Chỉ số BMI cơ thể quá cao sẽ ảnh hưởng đến sức khỏe như thế nào?
Chỉ số BMI tăng quá cao sẽ ảnh hưởng xấu đến sức khỏe của bạn và gây ra nhiều bệnh lý rất nguy hiểm. Nhiều vấn đề nghiêm trọng về sức khỏe có liên quan đến tình trạng thừa cân hoặc béo phì bao gồm:
- Bệnh về tim mạch.
- Bệnh tiểu đường.
- Bệnh về túi mật.
- Nguy cơ gây ra một số loại ung thư như: ung thư nội mạc tử cung, ung thư vú, ung thư đại tràng và túi mật. Ngoài ra béo phì cũng có thể làm tăng nguy cơ ung thư buồng trứng.
- Chứng ngưng thở khi ngủ.
- Bệnh về xương khớp.
- Bệnh vô sinh.
Chỉ số BMI ở trẻ em là điều ba mẹ cần biết
Cách tính BMI của trẻ em cũng thực hiện giống như người lớn, chỉ số BMI cho trẻ em cũng được tính theo chiều cao và cân nặng. Tuy nhiên do trẻ đang phát triển (đặc biệt ở độ tuổi thanh thiếu niên), cách đánh giá không đơn giản như đánh giá chỉ số BMI của người lớn. Cần so sánh chỉ số BMI của trẻ với một biểu đồ theo tuổi và giới tính mới đưa ra kết quả chuẩn xác về tình trạng cơ thể của trẻ.
- Chỉ số BMI tốt nhất đối với trẻ em là trong khoảng 5% – 85%.
- BMI của trẻ em dưới 5%: Trẻ bị thiếu cân, dễ gây hạ huyết áp, loãng xương,…do cơ thể không được cung cấp đầy đủ dưỡng chất và các vitamin thiết yếu để tạo xương, và làm suy yếu hệ miễn dịch của trẻ.
- Chỉ số BMI của trẻ trên 95%: Trẻ thuộc dạng thừa cân thường bị rối loạn lipid máu, các bệnh tim mạch, tiểu đường, huyết áp cao.
- Nếu mỡ tích tụ ở cơ hoành, phổi sẽ giảm chức năng hô hấp, gây khó thở, dẫn đến nguy cơ ngưng thở khi ngủ, khiến não thiếu oxy gây ra hội chứng Pickwick và các bệnh về đường tiêu hóa như: Sỏi mật, ung thư đường mật, gan nhiễm mỡ, cũng tăng nguy cơ xảy ra.

Những điều cần làm để có chỉ số BMI lý tưởng
Bạn cần đo chiều cao cân nặng chính xác của bản thân để biết chỉ số BMI của bạn có nằm trong vùng bình thường hay không? để có cách thay đổi lối sống, xây dựng một chế độ ăn uống phù hợp để có được chỉ số lý tưởng. Dưới đây là một số phương pháp điều chỉnh chỉ số BMI mà bạn có thể tham khảo.
- Xây dựng chế độ ăn hợp lý
Nếu chỉ số BMI cao bạn cần giảm các chất chứa nhiều calo như bánh kẹo và đồ ngọt,…Còn nếu chỉ số BMI thấp bạn cần bổ sung dinh dưỡng hợp lý để đạt chỉ số lý tưởng cho cơ thể.
Nguyên tắc là nạp năng lượng vào ít hơn năng lượng tiêu hao và hãy ăn nhiều chất xơ có từ rau củ đồng thời bổ sung thêm chất đạm từ thịt bò hay ức gà.
Ngoài ra cần uống đủ nước, khoảng 2-2,5 lít mỗi ngày và sử dụng nước ion kiềm/ nước hydro giúp duy trì hiệu quả cân nặng của cơ thể.
- Tập luyện thể dục thể thao
Một số các nghiên cứu hiện nay cho thấy những người giảm cân hiệu quả và đạt chỉ số BMI lý tưởng thường thực hiện các bài tập luyện thể thao từ 30 – 90 phút/ngày.
Tập thể dục làm giảm nguy cơ mắc các bệnh lý về tim mạch như đột quỵ, xơ vữa động mạch,…
- Sử dụng thuốc giảm cân
Thuốc giảm cân giúp tăng cường chuyển hóa ngăn cản sự hấp thụ chất béo vào cơ thể đồng thời làm giảm cảm giác thèm ăn. Tuy nhiên việc sử dụng thuốc giảm cân phải kết hợp với chế độ tập luyện và ăn uống hợp lý, đồng thời không được lạm dụng gây hại cho sức khỏe.

Chiều cao và cân nặng đạt chuẩn của phái nam
Quá gầy hay quá thừa cân đều gây ra những tác động xấu đến sức khỏe của con người. Do đó, chúng ta cần tìm hiểu và thường xuyên theo dõi chỉ số BMI để có biện pháp điều chỉnh hợp lý bảo vệ sức khỏe của bản thân và gia đình của mình nhé.
Thông tin liên hệ
CÔNG TY TNHH TM ĐỒNG GIAO
Địa chỉ: 174/40 Đặng Văn Ngữ, Phường 14, Quận Phú Nhuận, TP.HCM
Email: Contact@shevia.net
Hotline: 1900 – 0009